Bóng đèn tích điện là gì? Loại nào tốt nhất? Cách sạc cho bóng đèn tích điện

Bóng đèn tích điện là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Bóng đèn tích điện là loại bóng chiếu sáng thông minh có cấu tạo đặc biệt giúp tích lũy điện năng  nhờ được trang bị bộ tích hợp pin sạc ở bên trong.

Bóng đèn tích điện là loại bóng chiếu sáng thông minh có cấu tạo đặc biệt giúp tích lũy điện năng  nhờ được trang bị bộ tích hợp pin sạc ở bên trong.

Cấu tạo bóng đèn tích điện gồm 5 bộ phận chính gồm:

+ Đầu chụp: Bảo vệ bóng đèn led bên trong và tăng khả năng chiếu sáng

+ Pin sạc: Dùng để tích tụ điện

+ Bóng LED: Nhiệm vụ để phát sáng.

+ Thân vỏ bóng đèn: Được làm bằng nhựa PC.

Cấu tạo của bóng đèn tích điện

Nguyên lý hoạt động của bóng đèn tích điện là:

+ Khi có điện: Bóng đèn led tích điện này dùng giống như một bóng đèn thông thường với đèn đui xoáy E27 và có thể thay thế cho đèn Compact.

+ Khi mất điện: Bóng đèn không bị tắt mà vẫn sáng bình thường. Bạn có thể thực hiện các thao tác bật tắt bình thường vì đèn đã chuyển sang sử dụng pin gắn sẵn trong đèn. Công suất hoạt động của đèn lúc này chỉ bằng khoảng 50-70% công suất của bóng đèn để đảm bảo tiết kiệm Pin. Thời gian chiếu sáng trung bình từ 5-7 giờ.

Bóng đèn tích điện loại nào tốt nhất?

Bóng đèn tích điện thường có công suất 12W nên lượng tiêu thụ điện năng rất thấp. Phần đuôi E72 có thể dễ dàng thay thế cho đèn huỳnh quang Compact và đèn sợi đốt nên rất tiện lợi. Chất lượng ánh sáng cao, ánh sáng không bị chói mặt và có khả năng chiếu sáng ở diện tích 50m2. Tuổi thọ của bóng đèn tích điện có thể lên đến 10000 giờ, gấp 15 lần so với bóng đèn sợi đốt.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn tích điện đến từ các thương hiệu  khác nhau: Panasonic, Sunhouse, Điện Quang, Rạng Đông, Comet… Mỗi loại đều có những đặc điểm, ưu điểm và giá bán riêng. Dưới đây là một số bóng đèn tích điện tốt nhất bạn có thể tham khảo:

+ Đèn sạc Led Điện Quang ĐQ PRL04: Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, sở hữu thiết kế nhỏ gọn dễ cầm khi cần mang theo. Các ưu điểm của sản phẩm gồm: chất liệu bằng nhựa cao cấp ABS; sử dụng chip LED hiệu suất cao; độ sáng cao, không nhấp nháy; có khả năng tiết kiệm điện; tuổi thọ cao 30.000h; không phát ra tia cực tím nên an toàn cho người dùng. Giá bán tham khảo của sản phẩm là 175.000 VNĐ.

+ Đèn tích điện RDDS led 032: Đặc điểm nổi bật của đèn tích điện RDDS led 032  là khả năng tỏa nhiệt ít; tiết kiệm điện tối đa;  có mạch bảo vệ ắc quy, tự động ngắt khi đầy hoặc điện áp thấp; thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng. Giá bán tham khảo của sản phẩm là 410.000 VNĐ.

+ Đèn tích điện Sunhouse SHE-6037LA: Đèn tích điện Sunhouse SHE-6037LA có các ưu điểm vượt trội như: Thời gian chiếu sáng lên đến 25 giờ; cổng sạc USB tiện lợi; mạch điện hiện đại; tiết kiệm điện năng; pin sạc Axit có độ bền cao; dễ dàng di chuyển tới bất kỳ vị trí nào trong nhà. Giá bán tham khảo của sản  phẩm là 450.000 VNĐ.

+  Đèn tích điện HJD-2600L: Đèn tích điện HJD-2600L của hãng  Honjianda  – Việt Nam được làm từ nhựa cao cấp  ABS với khả năng chịu nhiệt tốt, chống va chạm mạnh; thiết kế nhỏ gọn, dễ di chuyển; mỗi bên có 2 bóng đèn Led; ình ắc quy khô với điện áp 6V/4.5Ah…Giá bán tham khảo của sản phẩm là 290.000 VNĐ.

+ Đèn tích điện Comet CRL3103S: Đèn tích điện Comet CRL3103S được nhiều người lựa chọn vì đây là dòng bóng đèn tích điện năng lượng mặt trời; thiết ké đèn chắc chắn, nhỏ gọn với màu sắc bắt mắt; có thể điều chỉ được độ sáng thông qua nút điều chỉnh…  Giá bán tham khảo của sản phẩm khoảng 185.000 VNĐ.

Đèn tích điện Comet CRL3103S

Cách sạc bóng đèn tích điện

Để tăng tuổi thọ và thời gian sử dụng bóng đèn tích điện bạn cần chú ý đến cách sạc  loại bóng đèn này cũng như cách bảo quản. Cụ thể:

+ Cách sạc bóng đèn tích điện: Cần phải sạc đầy điện cho bóng đèn, sau khi dùng hết mới sạc tiếp. Nếu như ta sạc liên tục mà không ngắt sẻ dẫn đến tình trạng chai pin khiến tuổi thọ của bóng đèn giảm xuống. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc sạc và xả ắc quy lần đầu tiên cho đèn từ 20-24 tiếng. Thời gian sạc trung bình từ 5- 20 tiếng nhưng cần chú ý không được sạc quá 30 tiếng. Khi có đèn báo mờ là phải sạc điện ngay lập tức

+ Cách bảo quản bóng đèn tích điện: Trước khi cất bóng đèn tích điện bạn nên sạc đầy điện; sau 2-3 tháng nên lấy ra dùng rồi lại nạp đầy sau đó mới cất đi. Nên thực hiện việc này 3 tháng/1 lần.

Cách sạc bóng đèn tích điện

Mong rằng với các thông tin bạn đã biết bóng đèn tích điện là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động rao sao, cách sạc và bảo quản thế nào để có thể sử dụng sản phẩm dễ dàng và hiệu quả nhất.